Quy chế đào tạo

QUY CHẾ ĐÀO TẠO

1. Hình thức đào tạo

Nhà trường tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho tất cả các ngành đào tạo được tuyển sinh từ năm học 2008-2009 (Hệ đại học bắt đầu từ khoá 12, hệ cao đẳng bắt đầu từ khoá 5).

2. Chương trình đào tạo (CTĐT):

Một chương trình đào tạo bao gồm 2 khối kiến thức: khối kiến thức Giáo dục đại cương (GDĐC) và khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp(GDCN).

Mỗi khối kiến thức có:

- Nhóm học phần bắt buộc: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của ngành đào tạo và bắt buộc sinh viên phải tích luỹ.

- Nhóm học phần tự chọn: là những học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của nhà trường nhằm đa dạng hóa chuyên môn hoặc để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3. Học phần và tín chỉ:

Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, mà sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Nội dung học phần được bố trí giảng dạy trong 1 học kỳ. Học phần có thể được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp nhiều môn học. Từng học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng.

Ví dụ: Toán cao cấp 1 - mã học phần: MAT31031

Toán cao cấp 2 - mã học phần: MAT31032

Tín chỉ là đơn vị để tính khối lượng học tập của sinh viên.

1 tín chỉ = 22,5 tiết học lý thuyết

               = 30 - 45 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận

               = 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở

               = 45 - 60 giờ tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khoá luận tốt nghiệp

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá qua các tiêu chí sau:

- Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ, gọi là khối lượng học tập đăng ký.

- Điểm trung bình học kỳ là bình quân điểm của các học phần với trọng số là số tín chỉ của mỗi học phần.

- Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng số tín chỉ của các học phần đã được đánh giá bằng điểm đạt.

- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình chung của khối lượng kiến thức tích lũy từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét.

4. Khóa học, năm học:

Khóa học: là thời gian được thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo của một bậc học.

Năm học: 1 năm học được tổ chức thành 2 học kỳ, 1 học kỳ bao gồm: 15 tuần thực học, 5 tuần ôn thi và thi, 1 tuần dự trữ

5. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa của từng bậc học:

 

Bậc họcThời gian đào tạoKhối lượng kiến thức toàn khóa (Tín chỉ)
Cao đẳng3 năm90 ÷ 105
Đại học4 đến 5 năm120 ÷ 150
Đại học thứ hai (bằng hai)2 đến 2,5 năm60 ÷ 75
Liên thông cao đẳng chuyên nghiệp lên đại học1,5 đến 2 năm40 ÷ 55

 Thời gian đào tạo tối đa được phép gấp 02 lần thời gian được thiết kế cho chương trình đào tạo.

Các sinh viên được hưởng chính sách ưu tiên tại quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian.

6. Thời gian hoạt động giảng dạy:

Từ 6h30’ đến 20h00’ và chia thành 03 ca.

1 tiết học = 45 phút

7. Các loại lớp học:

Có 2 loại lớp học:

- Lớp khoá ngành: Được tổ chức cho các sinh viên đăng ký cùng chuyên ngành trong cùng khóa đào tạo. Lớp sinh viên được tổ chức tương đối ổn định từ đầu đến cuối khóa học nhằm duy trì các hoạt động đoàn thể, các phong trào thi đua, hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa thể dục thể thao, để quản lý sinh viên trong quá trình học tập theo quy định của trường. Mỗi lớp khoá ngành có một cố vấn học tập. Mỗi lớp khoá ngành có một ký hiệu riêng.

Ví dụ: QT1701K, QT1701T, XD1701D, CT1701…

- Lớp tín chỉ ( lớp học phần ): Được tổ chức cho các sinh viên đăng ký cùng một học phần trong cùng một thời điểm. Mỗi lớp tín chỉ có một ký hiệu riêng.

Ví dụ: MAT31031-1 (Toán cao cấp 1 - lớp 1)

Tuỳ theo kế hoạch của từng học kỳ, nhà trường quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho 1 lớp tín chỉ. Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp tín chỉ sẽ bị huỷ, sinh viên phải đăng ký những học phần khác, nếu sinh viên đó chưa đủ khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ theo quy định.

8. Đăng ký học phần:

+ Đăng ký bình thường

Đầu khóa học, các Khoa sẽ giới thiệu cho sinh viên chương trình đào tạo, nội dung, kế hoạch học tập, các học phần bắt buộc, học phần tự chọn, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần đó.

Trước mỗi học kỳ, trên cơ sở chương trình và kế hoạch đào tạo, Phòng đào tạo sẽ lập thời khóa biểu dự kiến cho những lớp sẽ mở.

Căn cứ vào thời khóa biểu dự kiến, kết quả học tập các học kỳ trước đó, với sự hướng dẫn của cố vấn học tập, sinh viên đăng ký các học phần sẽ học trong học kỳ tiếp theo trên mạng máy tính trong thời hạn do trường quy định.

Trong 1 học kỳ mỗi sinh viên được đăng ký tối thiểu là 15 tín chỉ, tối đa là 23 tín chỉ

+ Rút bớt học phần đã đăng ký

Sinh viên có thể xin rút bớt một số học phần đã đăng ký trong giai đoạn đăng ký bổ sung (sau khi công bố hủy lớp).

Điều kiện để được rút bớt các học phần đã đăng ký:

+ Sinh viên phải tự viết đơn gửi Phòng Đào tạo

+ Được cố vấn học tập chấp thuận

Sau thời hạn trên, các môn học của từng sinh viên được cố định, sinh viên phải nộp học phí và theo học đúng các môn học này ở đúng các lớp đăng ký. Điểm trung bình chung và điểm trung bình chung tích lũy để xét điều kiện được tiếp tục học sẽ được tính trên số tín chỉ sinh viên đã đăng ký và được chấp nhận.

Trong trường hợp lớp đã đăng ký bị huỷ, sinh viên phải đăng ký lớp thay thế trên hệ thống đăng ký môn học trực tuyến trong vòng 1 tuần sau khi công bố huỷ lớp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình đăng ký, sinh viên liên hệ với cố vấn học tập hoặc Phòng đào tạo để được trợ giúp.

+ Đăng ký học lại

Sinh viên phải học lại 1 học phần nếu đã thi lại mà vẫn không đạt hoặc không đủ điều kiện dự thi.

Khi có học phần bắt buộc không đạt sinh viên phải đăng ký học học phần đó ở một trong các kỳ tiếp theo cho đến khi đạt.

Khi có học phần tự chọn không đạt sinh viên phải đăng ký học lại học phần đó hoặc đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.

Sinh viên học lại học phần phải nộp học phí theo quy định và thực hiện mọi quy định như đối với việc học các học phần khác.

+ Đăng ký thực tập tốt nghiệp

Sinh viên đã đủ điều kiện thực tập tốt nghiệp tự đăng ký đi thực tập.

Trước mỗi đợt thực tập 3 tuần, có 1 tuần để sinh viên đăng ký đi thực tập trên hệ thống đăng ký môn học.

Sau khi kết thúc thời gian đăng ký thực tập trên hệ thống, sinh viên cần liên hệ với Khoa phụ trách để nhận giấy giới thiệu đi liên hệ thực tập (nếu cần). Nếu sinh viên không tự tìm được địa điểm thực tập, đề nghị khoa bố trí và giới thiệu địa điểm thực tập.

+ Đăng ký làm tốt nghiệp

Sinh viên sẽ được đăng ký làm tốt nghiệp khi:

- Đã hoàn thành mọi môn học trong chương trình đào tạo (Trừ GDTC và GDQP)

- Đã thực tập tốt nghiệp và đạt yêu cầu.

Sinh viên có 01 tuần để đăng ký làm tốt nghiệp trên hệ thống đăng ký môn học. Sinh viên có thể đăng ký làm tốt nghiệp vào 01 trong 03 đợt làm tốt nghiệp trong năm, có quyền lựa chọn hình thức làm tốt nghiệp phù hợp với điều kiện bản thân và quy định của Nhà trường.

Kết thúc thời gian đăng ký làm tốt nghiệp trên hệ thống, sinh viên cần liên hệ với Khoa để nhận giáo viên hướng dẫn, đề tài hoặc kế hoạch ôn thi tốt nghiệp.

Các đợt làm tốt nghiệp trong năm

- Đợt 1: Kết thúc thực tập đợt 1, vào khoảng giữa tháng 3 kéo dài đến cuối tháng 6 hàng năm (dành cho cả làm đồ án, khóa luận và thi TN).

- Đợt 2: Kết thúc thực tập đợt 2, vào khoảng giữa tháng 10 kéo dài đến giữa tháng 12 hàng năm (dành cho cả làm đồ án, khóa luận và thi tốt nghiệp).

- Đợt 3: Tháng 2 hàng năm.

9. Học cùng một lúc 2 chương trình

Nhà trường tạo điều kiện cho các sinh viên có nguyện vọng học cùng một lúc 2 ngành:

- Khi kết thúc học kỳ 1 sinh viên được quyền đăng ký học ngành thứ 2.

- Khi sinh viên tích luỹ đủ số tín chỉ ở chương trình thứ 2 sẽ được cấp bằng thứ 2 nếu khối thi tuyển sinh ở ngành thứ 2 trùng với khối thi tuyển sinh ở ngành thứ nhất

- Khi học ngành thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong ngành thứ nhất.

- Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp ngành thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

10. Thôi học, bảo lưu, nghỉ học tạm thời

+ Nghỉ học tạm thời:

Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học, phải viết đơn xin phép gửi các giảng viên trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của y tế trường, địa phương hoặc của bệnh viện.

Sinh viên xin nghỉ ốm trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi Phòng Đào tạo trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của y tế trường, địa phương hoặc của bệnh viện.

Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang.

b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế.

c) Vì nhu cầu cá nhân, trong trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung không dưới 5,0. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân tính vào thời gian học chính thức.

Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

+ Thôi học:

Sau mỗi năm học, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;

b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;

c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường

d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ.

Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định bị buộc thôi học, Ban công tác sinh viên có trách nhiệm thông báo về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 của Điều này, được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng sẽ xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

+ Chuyển trường:

Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:

a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập.

b) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường.

b) Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến.

c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa.

d) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Thủ tục chuyển trường:

a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường.

b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

Sinh viên sẽ phải đền bù kinh phí đào tạo các năm học còn lại khi nghỉ học để đi du học, đi thi tuyển sinh vào học tại trường khác hoặc vì những lý do không chính đáng.

B. KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

1. Đánh giá học phần

Kết quả các học phần được đánh giá bằng 2 điểm:

+ Điểm quá trình

+ Điểm thi kết thúc học phần.

Đối với các học phần chỉ có thực hành:

Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến phần nguyên là điểm của học phần thực hành.

2. Thi kết thúc học phần

Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức 1 kỳ thi chính và 1 kỳ thi phụ (thi lại) để kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho sinh viên không tham gia kỳ thi chính hoặc có điểm học phần dưới 5 sau kỳ thi chính, kỳ thi phụ được tổ chức ngay sau kỳ thi chính.

3. Số lần được dự thi kết thúc học phần.

- Đối với mỗi học phần sinh viên được dự thi 2 lần. Nếu lần thi chính không đạt, sinh viên được dự thi 1 lần nữa ở kỳ thi phụ. Nếu 2 lần thi đều có điểm dưới 5 thì sinh viên phải đăng ký học lại học phần này.

- Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần nếu không có lý do chính đáng ở lần thi chính coi như đã dự thi 1 lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này chỉ còn quyền dự thi 1 lần ở kỳ thi phụ sau đó.

- Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính được trưởng phòng Đào tạo cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ sau đó và được tính là thi lần đầu. Lịch thi lần 2 cho các sinh viên này sẽ được nhà trường bố trí trong thời gian thích hợp.

- Sinh viên vắng thi có lý do chính đáng là sinh viên đã có giấy xin phép nghỉ thi, có các chứng lý kèm theo và đã gửi Trưởng phòng Đào tạo chậm nhất là 2 ngày sau ngày thi.

4. Cải thiện điểm

Cải thiện điểm là việc thay đổi kết quả của học phần đã đạt nhằm nâng cao kết quả học tập của khoá học. Có 2 hình thức cải thiện điểm: Thi cải thiện điểm hoặc học lại để cải thiện điểm.

4.1. Thi cải thiện điểm:

- Áp dụng cho sinh viên đã thi đạt môn học ở lần thi chính của kỳ thi cuối học kỳ và muốn cải thiện điểm của môn học này ở lần thi phụ của kỳ thi đó. Trường hợp này sinh viên chỉ được phép thi một lần ở kỳ thi phụ.

- Quy trình đăng ký thi cải thiện điểm: Sinh viên nộp đơn đề nghị được thi cải thiện điểm tại phòng Đào tạo, nộp lệ phí tại phòng Kế hoạch tài chính.

- Riêng đối với những môn có nhiều học phần như ngoại ngữ, tin học,… khi đã học những học phần cao sẽ không được thi lại những học phần thấp.

- Mỗi học kỳ, sinh viên được thi cải thiện điểm tối đa 03 học phần.

- Nếu trong lần thi cải thiện điểm, sinh viên vi phạm quy chế thi sẽ phải nhận kỷ luật cảnh cáo, xóa kết quả thi lần 01 và phải học lại học phần đó.

4.2. Học lại cải thiện điểm:

- Sinh viên có nhu cầu học lại cải thiện điểm của môn học nào đó sẽ tự đăng ký trên hệ thống đăng ký môn học trực tuyến.

- Thời gian đăng ký học lại cải thiện điểm trùng với thời gian đăng ký học chính thức.

5. Phúc tra điểm thi:

- Sinh viên có quyền đề nghị phúc tra kết quả thi. Đơn xin phúc tra kết quả thi phải được gửi đến Phòng đào tạo trong vòng 5 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Kết quả phúc tra sẽ được trả lời 7 ngày sau khi kết thúc thời gian nhận đơn.

6. Cách tính các loại điểm

6.1. Các loại điểm:

a/ Điểm học phần :

Điểm học phần bao gồm: Điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân và được tính như sau:

+ Điểm từ 9,0 ÷ 10 : Xuất xắc

+ Điểm từ 8,0 ÷ cận 9,0 : Giỏi

+ Điểm từ 7,0 ÷ cận 8,0 : Khá

+ Điểm từ 6,0 ÷ cận 7,0 : Trung bình khá

+ Điểm từ 5,5 ÷ cận 6,0 : Trung bình

+ Điểm từ 4,0 ÷ cận 5,5 : Yếu

+ Điểm dưới 4,0 : Kém

- Điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên và thường chiếm 70% tổng điểm học phần = 7 điểm

- Điều kiện để dự thi hết học phần: Sinh viên phải có mặt trên lớp 70% số giờ của học phần và hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm, thực hành, bài tập lớn, đồ án môn học. Nếu có mặt trên lớp < 70% giờ giàng phải học lại học phần đó .

- Điểm quá trình thường chiếm 30% tổng điểm học phần = 3 điểm. Điểm quá trình bao gồm: Điểm chuyên cần (đi học đầy đủ, không vào muộn ra sớm, tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài), điểm thực hành, thí nghiệm, tiểu luận, chuyên đề, bài tập lớn và điểm kiểm tra thường xuyên.

- Bắt đầu từ năm học 2013-2014, Nhà trường đưa vào sử dụng hệ thống điểm danh trực tuyến.

b/ Phân bố điểm cho từng nội dung điểm quá trình:

+ Chuyên cần: 40% = 4/10 điểm

Có mặt trên lớp: 100% giờ giảng: 4/10 điểm.

Có mặt trên lớp: 90-99% giờ giảng: 3/10 điểm.

Có mặt trên lớp: 80-89% giờ giảng: 2/10 điểm.

Có mặt trên lớp: 70-79% giờ giảng: 1/10 điểm.

Có mặt trên lớp ít hơn 70% giờ giảng 0 điểm → không được dự thi kết thúc học phần

+ Bài tập,thí nghiệm,thực hành,chuyên đề, ...: 30% = 3/10 điểm.

Cụ thể:

Thực hành đầy đủ, chất lượng tốt (9-10 điểm): 3/10 điểm.

Thực hành đầy đủ, chất lượng khá (7-8 điểm): 2/10 điểm.

Thực hành đủ, chất lượng trung bình (5-6 điểm): 1/10 điểm.

Thực hành không đầy đủ: 0 điểm, không được thi học phần.

+ Kiểm tra thường xuyên: 30% = 3/10 điểm.

Điểm TB các bài kiểm tra đạt 9-10 điểm: 3/10 điểm.

Điểm TB các bài kiểm tra đạt 7-8 điểm: 2/10 điểm.

Điểm TB các bài kiểm tra đạt 5,5-6 điểm: 1/10 điểm.

Điểm TB các bài kiểm tra đạt < 5,5 điểm: 0 điểm.

Nếu học phần chỉ có lý thuyết thì điểm của phần thực hành được gộp lại cho vào điểm kiểm tra thường xuyên (điểm kiểm tra thường xuyên trong trường hợp này = 6/10).

6.2. Điểm trung bình chung học kỳ:

Là điểm trung bình của tất cả các học phần mà sinh viên đã đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ của mỗi học phần tương ứng.

6.3. Điểm trung bình chung tích luỹ

Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình chung tính cho những học phần mà sinh viên đã tích lũy được kể từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét.

Điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

7. Sử dụng các loại điểm:

Có 03 thang điểm được sử dụng: Thang điểm chữ, thang điểm 4 và thang điểm 10

- Thang điểm 10: được sử dụng trong quá trình học tập

- Thang điểm chữ và 4: được sử dụng để phân hạng tốt nghiệp.

Để xét thôi học, ngừng học, được học tiếp dùng điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ tính theo điểm cao nhất trong 2 lần thi chính và phụ (lần 1 và lần 2).

Để xét học bổng, khen thưởng, các danh hiệu thi đua dùng điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ tính theo điểm thi lần thi chính.

Các học phần Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Thể chất, không tính trong điểm trung bình chung học tập cũng như điểm trung bình chung tích luỹ.

8. Tính điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ :

Trong đó:

+ A là điểm trung bình chung tích luỹ.

+ ai là điểm của học phần thứ i.

+ ni là số tín chỉ của học phần thứ i.

+ n là tổng số học phần. 

8.1 Xếp loại kết quả học tập:

8.2 Xếp hạng năm đào tạo:

Căn cứ vào số tín chỉ đã tích luỹ được, sinh viên sẽ được xếp hạng năm đào tạo theo quy định sau:

 

C. CÔNG TÁC TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Nội dung công tác tốt nghiệp có 2 phần: Thực tập tốt nghiệp và làm tốt nghiệp.

1. Thực tập tốt nghiệp

Trước khi nhận nhiệm vụ tốt nghiệp, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại một cơ sở thực tế về công nghệ, đời sống, sản xuất, xã hội...

Trong thời gian thực tập, sinh viên phải thực hiện theo đề cương được giao.

Kết thúc thực tập, sinh viên phải báo cáo nội dung, kết quả thu được và trình bày trước hội đồng.

Thời gian thực tập tốt nghiệp được tổ chức từ 6 đến 10 tuần, được tính 2 tín chỉ và coi là học phần tiên quyết trước khi sinh viên nhận nhiệm vụ tốt nghiệp.

Địa điểm thực tập tốt nghiệp: Khoa sắp xếp và bố trí địa điểm thực tập hoặc sinh viên có thể tự liên hệ và báo cáo để Khoa sắp xếp, ra quyết định và phân công giáo viên quản lý.

2. Điều kiện và hình thức làm tốt nghiệp

2.1. Điều kiện được nhận nhiệm vụ tốt nghiệp:

- Sinh viên đã hoàn thành đầy đủ mọi nhiệm vụ học tập, tất cả các học phần đạt kết quả từ trung bình trở lên. Đã báo cáo thực tập tốt nghiệp đạt yêu cầu. Đã thi kỹ năng sử dụng ngoại ngữ đạt yêu cầu và có chứng chỉ tin học ICDL quốc tế, được đăng ký làm tốt nghiệp.

- Không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.2. Hình thức làm tốt nghiệp:

Có 2 hình thức làm tốt nghiệp:

- Làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp: Áp dụng cho sinh viên có điểm trung bình chung tích luỹ đạt điểm làm đồ án khóa luận của từng ngành cụ thể.

- Thi tốt nghiệp: Áp dụng cho những sinh viên không được giao làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

- Riêng hệ cao đẳng chỉ có một hình thức là thi tốt nghiệp

3. Công nhận tốt nghiệp

3.1. Điều kiện được công nhận tốt nghiệp

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau sẽ được xét và công nhận tốt nghiệp:

Tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo

Có đầy đủ chứng chỉ GDTC,GDQP.

3.2. Xếp loại tốt nghiệp

- Loại tốt nghiệp được xếp theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học như sau:

- Hạng tốt nghiệp của những sinh viên đạt kết quả học tập toàn khóa xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu trong thời gian đào tạo bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.