Quản trị kinh doanh

Tại sao Kế toán - Kiểm toán luôn là chuyên ngành “HOT”

 

Trong nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập hiện nay, yêu cầu minh bạch và công khai về các thông tin tài chính ngày càng cao. Do vậy, việc phát triển mạnh mẽ thị trường kế toán, kiểm toán là một xu thế tất yếu. Tại Việt Nam với gần một triệu doanh nghiệp, trong đó có hàng nghìn, hàng chục nghìn công ty đại chúng, công ty tham gia trực tiếp trên thị trường tài chính thì số lượng gần 5000 kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế (theo số liệu Bộ Tài Chính) là con số rất khiêm tốn. Vì vậy, trong những năm tới nhu cầu với chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán vẫn không ngừng tăng lên.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với các vị trí công việc sau:

- Giám đốc tài chính (CFO) là một vị trí đóng vai trò đứng đầu trong bộ máy quản trị doanh nghiệp.Công việc của giám đốc tài chính bao gồm: nghiên cứu, phân tích, thực hiện và xử lý các vấn đề về mối quan hệ tài chính gặp phải trong một doanh nghiệp.Từ đó xây dựng kế hoạch quản trị tài chính để khai thác và sử dụng vốn hiệu quả. 

- Kế toán trưởng là một quản lý cấp cao, đứng đầu bộ phận Kế toán của một doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị. Vai trò của kế toán trưởng là định hướng và tham mưu các ban lãnh đạo trong việc phát triển các vấn đề tài chính, giúp cấp trên nắm rõ tình hình kinh tế của công ty và đưa ra các kế hoạch phát triển doanh nghiệp.

- Chuyên viên kiểm toán tại Kiểm toán Nhà nước, các công ty kiểm toán

- Chuyên viên kế toán đảm nhận công tác kế toán tại các doanh nghiệp.

- Chuyên gia tài chính lập kế hoạch, phân tích tài chính tại các các công ty tài chính.

- Giảng viên tại các trường đại học, học viện, cao đẳng.

 Mức lương hấp dẫn

Mức lương của chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán đối với sinh viên mới ra trường trung bình là từ 6 - 10 triệu. Khi có kinh nghiệm làm việc thì mức lương có thể đạt từ 15 triệu - 50 triệu đồng.

Chương trình đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán tại trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng có gì khác biệt?

  Kết hợp 2 trong 1

  Hầu hết tại các trường đều đào tạo riêng 2 chuyên ngành là chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Kiểm toán. Nhưng tại Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng, sinh viên sẽ được học song song cả chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán. Điều này giúp gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.

  Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng, thực tế cao

  Chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán được thiết kế tập trung vào các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành và bổ trợ, với các môn học có tính ứng dụng cao với số tổng 125 tín chỉ, học trong 3,5 năm.

 

Hàng năm, sinh viên đều được đi thực tế, thực tập tại các đơn vị đối tác chuyên môn của Nhà trường như Công ty dịch vụ Tân Kế toán, Công ty kiểm toán An Phát, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp VSIP, KCN Tràng Duệ…

Công tác hướng nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, được chú trọng thông qua việc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo hướng nghiệp với sự tham gia của nhà tuyển dụng. Sinh viên được tham gia những dự án, hoạt động nghiên cứu khoa học cùng các giảng viên, các hoạt động văn thể mỹ và các câu lạc bộ để phát triển toàn diện.

 

Sinh viên HPU tham gia hội thảo Kế toán - Kiểm toán trong thời đại công nghệ 4.0 - Cơ hội và thách thức

 

Khóa học kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên

 

Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp với các chuyên gia đầu ngành

 

Trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp

Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán xét tuyển bằng phương thức nào?

Để xét tuyển vào chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán tại trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, có 3 phương thức:

Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Phương thức 2: Xét tuyển học bạ

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Đăng ký thông tin xét tuyển online: http://bit.ly/xettuyen2023

 

(Khoa Quản trị kinh doanh)

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên