Ngoại Ngữ

Sử Dụng Sơ Đồ Tư Duy Trong Giảng Dạy Ngoại Ngữ Tại Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải Phòng

Bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy, còn gọi là giản đồ ý (tiếng AnhMind map) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ logic và chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành nhiều nội dung nhỏ theo một dạng của lược đồ phân nhánh. Bản đồ tư duy có thể bắt nguồn từ thế kỷ thứ 3, khi các ví dụ về những hình vẽ giống như bản đồ tư duy được tạo ra bởi Porphyry of Tyros để giới thiệu về các khái niệm của Aristotle. Ghi chép của các nhà sử học cũng cho rằng Leonardo da Vinci đã sử dụng kỹ thuật lập bản đồ tư duy để ghi chép.

 

Source: https://cellphones.com.vn/sforum/phan-mem-ve-so-do-tu-duy-mindmap

Sử dụng sơ đồ tư duy không phải là một phạm trù hoặc khái niệm mới đối với cả giảng viên và người học, tuy nhiên việc sử dụng hiệu quả công cụ này vẫn luôn là một vấn đề được quan tâm.

Ngày nay, dạy học không còn là khái niệm thầy giảng, trò nghe. Cũng không còn bó hẹp trong việc cung cấp hay nhồi nhét kiến thức. Dạy học đồng nghĩ với việc cung cấp kiến thức, kỹ năng, năng lực tư duy và giải quyết vấn đề và phát triển tính chủ động và trách nhiệm của người học. Với mục tiêu này, giáo viên luôn tìm tòi và áp dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy với mục đích nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học.

Tại Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, các giảng viên đều có kinh nghiệp giảng dạy, có trình độ và năng lực chuyên môn tốt, thường xuyên cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy mới. Tuy nhiên, một trong những kỹ thuật mà giáo viên thường lựa chọn là sử dụng sơ đồ tư duy. Theo ý kiến của các thầy cô, phương thức này dễ thực hiện, có tính sáng tạo và có khả năng giúp người học nâng cao đồng thời năng lực ngôn ngữ và khả năng tư duy phản phiện. Dưới đây là một ví dụ nhỏ về việc các thầy cô đã triển khai sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào.

Sơ đồ tư duy giúp người học nâng cao năng lực ngôn ngữ:

Giảng viên hướng dẫn sinh viên cách bố cục sơ đồ tư duy. Ví dụ trong học từ vựng, người học được yêu cầu làm việc theo nhóm. Tùy theo yêu cầu của giáo viên, người học sẽ thực hành việc mở rộng vốn từ thông qua phương pháp phát triển mỗi quan hệ từ vựng. Qua đó họ có thể ghi nhớ được các loại từ của cùng một từ gốc hoặc phát triển từ động nghĩa, trái nghĩa từ đó mở rộng vốn từ. Ngoài ra, để nâng cao độ khó, giáo viên có thể yêu cầu người học hình thành các cụm từ hoặc câu liên quan đến các từ họ tạo ra trong sơ đồ tư duy.

 

 

Uneducated

 

 

 

Education strategy

Educate

Education policy

 

Education system

Educated

EDUCATION

Educational

Educator

 

Ignorant

Educationalist

Illiterate

 

 

 

Educationally

 

 

Sơ đồ tư duy giúp người học nâng cao khả năng tư duy:

Ở cấp độ đại học, một trong những yêu cầu của bài họ là giúp người học nâng cao khả năng tư duy và biện luận. Trong chương trình Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, nâng cao năng lực giao tiếp, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy phản biện là một phần trong chuẩn đầu ra các môn học. Nhằm giúp người học phát triển những kỹ năng và khả năng này, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, giảng viên trong Khoa thường sử dụng Sơ đồ tư duy. Ví dụ trong một bài dạy viết luận tiếng Anh, giáng viên yêu cầu sinh viên Brainstorm, sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chú các nội dung họ muốn thể hiện. Giáo viên có thể bắt đầu tạo gốc cây với một ý chính, các bạn sinh viên sẽ nuôi dưỡng cây tư duy lớn hơn và cao hơn bằng cách bổ sung luận cứ, và chi tiết. Hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy, tăng tương tác giữa người học với người học và người học với giảng viên, đồng thời giúp thực hiện tốt mục tiêu bài học và mục tiêu học phần.  

Tóm lại, sử dụng sơ đồ tư duy luôn là một sự lựa chọn phù hợp trong giảng dạy nói chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng. Phương pháp này không chỉ hữu dụng trong việc nâng cao năng lực ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, các kỹ năng như viết, nói mà còn giúp phát triển khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp và tư duy phản biện của người học. Độ khó của các hoạt động phụ thuộc vào chủ đề, kỹ năng và năng lực ngôn ngữ cụ thể của người học.

(TS.Trần Thị Ngọc Liên - Khoa Ngoại ngữ)